Các nước Buôn bán lông thú

Đan Mạch

Một tấm lông gấu

Trung tâm của ngành công nghiệp da lông thú được đặt tại thành phố Copenhagen của Đan Mạch nơi đây là trụ sở của Hiệp hội kinh doanh da và lông thú Đan Mạch là trung tâm đấu giá lông thú lớn nhất thế giới, là nơi tập trung các chuyên gia đầu ngành về da lông động vật, nơi đây cũng sản xuất số lượng nhỏ các loại lông thú khác bao gồm cáo trắngchuột chinchilla. Các công ty thời trang nổi tiếng với nguồn hàng da và lông đa dạng và chất lượng. Trong đó nổi tiếng nhất là trung tâm đấu giá lông thú nơi tập trung các sản phẩm cao cấp và có chất lượng tốt nhất thế giới với 21 triệu tấm gia được đấu giá với doanh thu khoảng 2,1 tỷ euro (tương đương 2,8 tỷ USD). Đan Mạch là nơi tập trung hơn 1.500 nông dân chăn nuôi gia súc lấy lông, sản lượng mỗi năm đạt gần 17,2 triệu con–chiếm 1/5 toàn thế giới[5].

Những người nông dân chăn nuôi lấy lông ở đây cho rằng chất lượng sản phẩm được đánh giá cao hơn 20% so với các giống được chăn nuôi ở những nơi khác là nguyên nhân giúp phát triển ngành công nghiệp lông thú, người nông dân được cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn (nội tạng và cá) chất lượng cao cho việc chăn nuôi, đây là một nhân tố quan trọng bởi lông chỉ giữ được độ bóng và mềm nếu động vật được cho ăn đúng cách. Nông dân ở đây sử dụng một hệ thống máy móc phức tạp để phân chia chính xác số lương thực cần thiết cho mỗi lồng thú, dựa theo kích cỡ của động vật và giai đoạn trong chu kỳ sinh sản, họ cho rằng hệ thống này chính xác đễn nỗi không để lãng phí bất kỳ lượng thức ăn nào[5].

Trung Quốc

Một chiếc áo lông thú từ lông hươu

Ở Trung Quốc, gần 75% ngành công nghiệp chăn nuôi động vật hoang dã là để lấy da từ các loài động vật như chồn vizon, lửng chó và cáo, sau đó cũng được bán để lấy thịt. Năm 2018, có 50 triệu đọng vật được nuôi và bị giết để lấy lông ở Trung Quốc. Sản xuất lông thú chiếm hơn 3/4 buôn bán động vật hoang dã. Một cuộc điều tra của EIA vào năm 2012 phát hiện thương lái nuôi hổ hợp pháp để lấy da cũng bán trái phép xương để làm thuốc và ngâm rượu. Theo nghiên cứu của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, ngành công nghiệp nuôi động vật hoang dã được ước tính tạo hơn 14 triệu việc làm và trị giá 70,66 tỷ USD[6].

Trung Quốc, các lò sản xuất thường nuôi thỏ từ 2 đến 5 năm để lấy lông, họ thường nhổ lông chúng 2 đến 3 tháng một lần, có trang trại có cách làm khá tàn nhẫn khi người ta buộc hai chi thỏ vào một nơi cố định, kéo dài mình thỏ và lấy lông con vật khi nó vẫn còn sống. Con thỏ bị buộc vào một điểm cố định. Sau đó, người ta kéo mình thỏ dài ra và nhổ lông khi con vật đang còn sống mặc cho thỏ kêu đau đớn. Mình thỏ đỏ rực vì bị nhổ lông, sau khi lấy lông, người ta vứt thỏ vào chuồng để chúng tự hồi phục. Khi thỏ đuối sức và không còn khả năng hồi phục, nhà sản xuất thịt chúng và lấy da. Theo PETA, có đến 90% lông thỏ trên thị trường thế giới đều bắt nguồn từ Trung Quốc[7].

Việt Nam

Ở Việt Nam, thực trạng nạn buôn bán động vật hoang dã diễn ra nhức nhối, trong đó có cả nạn giết thú rừng lấy da, lông. Phần lớn các trường hợp này là hành vi buôn bán loại da thú rừng nhồi bông. Thú rừng quý hiếm bị thợ săn sát hại không bỏ đi thứ gì, từ thịt, xương đến bộ da. Loại hàng độc từ da thú được các mối cung cấp có khi rao bán với giá cả trăm triệu đồng. Hàng độc là những bộ da thô đã thuộc được các tay buôn lậu chuyển từ nước ngoài về. Các loài động vật hoang dã và những bộ phận, dẫn xuất của chúng (lông, da) khi khai thác sử dụng mà không chứng minh được nguồn gốc đều là bất hợp pháp. Thông tin hai thợ săn vừa bắn chết 15 con voọc bị cơ quan kiểm lâm bắt giữ khiến giới đầu nậu da, lông thú rừng tỏ ra dè dặt hơn trong việc tiếp chuyện với mối hàng mới[8].

Việc mua bán động vật hoang dã cũng tùy vào tính chất, mức độ mà có thể xử phạt hành chính hay xử lý hình sự. Thực tế trên thị trường đen, việc buôn bán da, lông vẫn còn xảy ra ở mức độ tinh vi lén lút. Trong đó tồn tại một lượng hàng da, lông thú giả rất nhiều. Số người mua về sử dụng, tàng trữ các mặt hàng không có nguồn gốc đều là vi phạm pháp luật. Và như vậy họ đã tiếp tay cho giới buôn bán động vật hoang dã, có nguy cơ dẫn đến tuyệt chủng một số loài (hổ, báo, tê giác). Đồng thời những mặt hàng, sản phẩm từ da, lông thú (đặc biệt là lông thú quý hiếm) từ nước ngoài nhập vào Việt Nam vì mục đích thương mại nếu không có giấy tờ chứng minh đều được coi là bất hợp pháp[8].